Warning: Undefined array key "WP_Widget_Recent_Comments" in /home/xehuedan/kenhdulich.info/wp-content/themes/flatsome/inc/structure/structure-posts.php on line 6
10 Nét đặc trưng về Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản bạn không thể bỏ qua - Blog du lịch - Cổng thông tin du lịch online uy tín nhất
4127 lượt xem

10 Nét đặc trưng về Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản bạn không thể bỏ qua

Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản

Nhật Bản – đất nước được biết tới như là một điểm dừng chân tuyệt vời đối với mọi người. Nổi tiếng về sự cầu kỳ và luôn đề cao phép tắc trong giao tiếp, chào hỏi hay trong cả vấn đề ăn uống,… Trong đó văn hóa ẩm thực Nhật Bản luôn được đánh giá cao về sự tinh tế cũng như tỉ mi trong cách chế biến và thưởng thức. Món ăn Nhật luôn đem đến cho thực khách sự hoàn hảo trong hương vị và luôn cầu kì trong cách trang trí.

Vì vậy, không phải ai cũng có thể hiểu rõ về những đặc trưng cơ bản trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Vậy hãy cùng mình tìm hiểu về những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của Nhật để không phải bở ngỡ hay phạm phải sai lầm khi không biết nhé!!!

Mục Lục Bài Viết

I. Văn hóa ẩm thực Nhật Bản thể hiện qua 10 đặc trưng sau:

1. Ý nghĩa văn hóa thể hiện qua ẩm thực

Trong ẩm thực Nhật Bản thì mỗi món ăn đều mang một ý nghĩa khác nhau, thường sẽ tượng trung cho một lời chúc mọi sự tốt lành đến với mọi người như : món đậu phụ dùng để chúc sức khỏe, rượu sake dùng để trừ tà khí và kéo dài tuổi thọ, món tempura chúc trường thọ, món trứng cá tuyết nướng cầu chúc gia đình đông vui, món tôm lại tượng trưng cho sự trường thọ (lưng tôm càng cong càng biểu thị cho sự trường thọ), món sushi cá tráp biển lại dùng để chúc sung túc thịnh vượng,…

Ngoài việc ẩm thực Nhật Bản đảm bảo được đầy đủ các yếu tố về hương vị, dinh dưỡng và đa dạng thì nó còn được diễn ra thoe mùa cũng như lễ hội lại luôn mang trong mình sự tinh hoa và ý nghĩa, giá trị to lớn. Vì vậy mà nền ẩm thực Nhật Bản đã vinh dự được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản
Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản

2. Đầy đủ dinh dưỡng – ít calo

Người Nhật thường tuân theo chế độ dinh dưỡng được gọi là “ichi ju san sai” ( nghĩa là “một súp, ba món ăn với cơm”). Chế độ này đã được đặt ra từ thời kỳ của các võ sĩ  Muromochi.

Các thành phần dinh dưỡng trong món ăn Nhật thường đảm bảo đủ yếu tố tốt cho sức khỏe. Bữa ăn đúng chuẩn Nhật không thể thiếu đậu nành và một số thực phẩm được chế biển từ đậu nành là tương đặc (miso), đậu hũ tươi (tofu), đậu tương lên men (natto).

Các thực phẩm từ đậu nành được cho là giúp ngăn chặn được các nguy cơ về tắc nghẽn mạch máu, và một số loại nguyên liệu khác như mơ chua umeboshi dùng để lọc máu, hạt vừng đen lại giúp kích thích hoạt động của não, rong biển kombu giúp giảm lượng cholesterol trong máu,… tất cả các nguyên liệu này đều chứa rất ít calo nhưng lại là các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

3.Phép lịch sự trên bàn ăn

Người Nhật rất đề cao các phép tắc và quy chuẩn trong cả các bữa ăn. Trước khi ăn, họ sẽ nói “Itadakimasu” (có nghĩa là “xin mời”), với hàm ý xin phép người nấu và cảm ơn trước khi ăn.

Nếu cần dùng xì dầu, bạn không nên đổ trực tiếp nó lên dồ ăn mà nên đổ vào một cái bát nhỏ và nhúng đồ ăn vào đó. Bạn nên đổ một lượng xì dầu vừa đủ dùng, không nên để xì dầu thừa.

Khi ăn canh bạn có thể nâng bát lên miệng để húp trực tiếp, nên bỏ đũa xuống khi bưng bát lên, không nên vừa cầm đũa vừa bưng bát để ăn. Một điều nữa là bạn nên ăn hết những thứ đã được để vào bát mình và không nên để thừa một chút nào cả.

Sau bữa ăn, bạn nên nói  “Gochiso sama deshita” có nghĩa là “cảm ơn vì món ăn ngon” đối với đầu bếp. Thêm một điều nên nhớ nữa là khi rót rượu sake thì phải rót cho người khác trước đến khi dốc cạn chai thì mới rót đến mình.

Người Nhật thường lựa chọn bát đĩa dùng cho bữa ăn theo mùa, bát đĩa thường có nhiều loại hoa văn và màu sắc được làm chủ yếu từ gốm và sơn mài. 

4.Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản

Trà đạo được xem là một trong những hình thức nghệ thuật cao nhất của văn hóa Nhật Bản; trong đó phổ biến nhất là trà xanh. Trà đạo ở đây không chỉ đơn thuần là các phép tắc khi uống trà mà còn được biết đến như là một cách hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn, hòa mình với thiên nhiên để có thể đặt được giác ngộ từ việc tu tâm dưỡng tính.

Thưởng thức trà đạo còn cần phải tuần theo bốn nguyên tắc cơ bản là Hòa – Kính – Thanh – Tịch. Người ta thường ví việc thưởng thức trà đạo với còn đường, khi mà hết con đường bạn sẽ đi đến nơi có “trà đạo vừa ngon vừa không ngon”. Để thưởng thức trà đạo cần phải đảm bảo được các yêu cầu về nước pha trà, làm ấm dụng cụ, pha trà, rót trà rồi mới đến uống trà.

Trong nghệ thuật trà đạo còn có điều “cấm kị” khi rót trà là không bao giờ rót đầy tách trà trong một lần. Bởi điều này sẽ tạo nên sự khác biệt trong mỗi tách trà được rót ra. Do đó, mỗi tách trà được rót theo thứ tự 1 – 2 – 3 – 4 cho lần đầu khoảng 30 ml, sau đó sẽ rót thêm 20 ml cho lần hai với thứ tự ngược lại là 4 – 3 – 2 – 1. Nếu còn dư trà trong bình thì sẽ chia đều ra cho từng tách rồi mới mời khách. 

Vì thế mà ” Trà đạo” được biết đến là loại hình nghệ thuật cầu kỳ mà độc đáo, tinh tế, từ lâu, trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Nhật.

5. Nhật Bản – nơi giao thoa của các nền ẩm thực thế giới

Ẩm thực Nhật Bản luôn nổi tiếng trên thế giới về sự cầu kỳ, tinh tế và tỉ mỉ trong cách chế biến các món ăn. Chính sự giao thoa của các nền ẩm thực đã tạo nên nét độc đáo trong ẩm thực ở xứ sở hoa anh đào. Sự pha trộn tinh tế và hài hòa giữa các món ăn Nhật với các quốc gia khác đã tạo nên nền ẩm thực đa dạng của Nhật Bản.

Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi bạn thấy trên bàn ăn của người Nhật lại xuất hiện các món ăn đậm chất phương Tây như bánh mỳ, xúc xích,… Cách nêm nếm món ăn của người Nhật cũng có sự khác biệt khi đi theo thứ tự nguyên âm của bảng chữ cái là sa – shi – su – se – so có thể hiểu là nêm nếm thứ tự từ đường, rượu – muối – giấm – nước tương – đậu tương miso.

Người Nhật dựa trên các phản ứng hóa học của các loại gia vị khi được nêm vào món ăn để cho ra thứ tự nêm nếm ở trên. Theo ẩm thực Nhật thì các gia vị được thêm vào món ăn vào thời điểm nào là rất quan trọng để tạo ra hương vị món ăn.

6.Tam ngũ – triết lý ẩm thực của Nhật Bản

Thường thì các món ăn Nhật Bản đều tuân theo quy tắc ” tam ngũ ” là ngũ vị, ngũ sắc và ngũ pháp. Trong đó, ngũ vị gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn; ngũ sắc gồm: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen; và cuối cùng ngũ pháp gồm: sống, ninh, nướng, chiên, hấp. 

Người đầu bếp thường sẽ không sử dụng các gia vị trong món ăn mà chủ yếu là tập trung vào các hương vị có sẵn trong nguyên liệu của món ăn như thịt, cá, gạo, rong biển, đậu nành,…

Một bữa ăn truyền thống của gia đình người Nhật sẽ gồm các nguyên liệu như trên, thường thì người nấu sẽ không sử dụng quá nhiều gia vị cho món ăn mà sẽ làm nổi bật hương vị tự nhiên vốn có của món ăn. Vì vậy khi thưởng thức các món ăn Nhật thường thì sẽ cảm nhận được vị thanh tao, nhẹ nhàng và rất phù hợp với từng mùa nơi đây. 

7.Sushi – ẩm thực Nhật Bản truyền thống

Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản thường người ta sẽ nghĩ ngay đến sushi, cũng như nhiều món ăn Nhật Bản khác thì sushi được làm bằng các nguyên liệu khác nhau tùy theo mùa. Vào mùa hoa anh đào nở thì người Nhật thường ăn các món sushi hải sản được làm từ cá biển (sayori), sò trứng Nhật Bản (tori gai), trai biển vỏ cứng (hama-guri),. Cá biển đen Nhật (kisu),…

Nếu là vào mùa hè khi rừng lá phong đang xanh tươi thì sẽ có sushi awabi (nguyên liệu chính là bào ngư), uzuki (nguyên liệu chính là cá vược biển), anago (nguyên liệu chính là chình biển Nhật), aji (nguyên liệu chính là cá ngừ Nhật),…

Đến mùa thu với rừng phong chuyển đỏ thì người Nhật sẽ ăn sushi hải sản gồm: kampachi (làm từ cá kampachi), kohada (làm từ cá trích, cá mòi có chấm), saba (làm từ cá thu),… Cuối cùng là mùa đông khi tuyết bắt đầu rơi là lúc thưởng thức sushi ika (làm từ cá nục), aka-gai (làm từ trai biển lớn), hirame (làm từ cá bơn) và tako (làm từ bạch tuộc).

Ngoài ra, người Nhật còn có các món sushi được ăn quanh năm là uni (làm từ nhím biển), maguro (làm từ cá ngừ), kuruma ebi (làm từ tôm hùm), tamago (làm từ trứng), kampyo-maki (bí cuộn tròn).

8. Các món ăn truyền thống nổi tiếng

Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng trên kháp thế giới về sự tinh túy nên không chỉ được biết đến với sushi mà còn rất rất nhiều món ăn nổi tiếng. 

Đầu tiên, phải nói đến sashimi  (là tên gọi của các món ăn được chế biến từ hải sản tươi sống) được xem là món ăn tiêu biểu của nền ẩm thực Nhật Bản trên thế giới.

8.1 Sashimi

Sashimi với phương thức chế biến đa dạng, bắt mắt và hương vị độc đáo tạo nên sự khác biệt của món ăn mà không nơi nào có được. Các loại hải sản tươi sống là thành phần chính của sashimi vì đối với người Nhật thì các món ăn từ hải sản nói chung, đặc biệt là cá rất có lợi cho sức khỏe người ăn, giúp thông minh, mắt sáng… Sashimi là món ăn khai vị trong các bữa ăn trang trọng tại Nhật Bản, hoặc có thể được dùng như món ăn chính trong bữa ăn của người Nhật, ăn kèm cùng với cơm và súp miso.  

8.2 Lẩu shabu-shabu

Lẩu shabu-shabu  là một món lẩu nabemono của Nhật Bản gồm thịt và rau thái lát mỏng luộc trong nước và ăn kèm với nước chấm. Đây được coi là món lẩu quốc dân của Nhật Bản, hấp dẫn không chỉ bởi hương vị đậm đà mà còn ở cách thưởng thức khác lạ, độc đáo. Lẩu Shabu-shabu ngon nhất là khi được ăn kèm cùng Wagyu – thịt bò hảo hạng ngon nhất ở Nhật Bản.

Đi kèm với thịt, lẩu Shabu Shabu thường được ăn kèm với đậu phụ và rau quả, bao gồm cả cải thảo, lá hoa cúc, nori (rong biển ăn được), hành tây, cà rốt, nấm shiitake và nấm kim châm, mì udon, mochi hoặc mì harusame…

Và rất rất nhiều món ăn ngon khác như: lẩu sukiyaki (từ thịt bò), mì udon, mì ramen, mì soba, tempura (từ tôm cá), tonkatsu (thịt heo chiên giòn), yakitori (từ thịt gà), bánh xèo okonomiyaki, bánh kabocha chiffon, takoyaki, bánh wagashi, cơm nắm onigiri, rượu sake,…

9.Thưởng thức bữa ăn đúng chuẩn Nhật Bản

Muốn thưởng thức bữa ăn đúng chuẩn Nhật Bản bạn cần phải thưởng thức các món ăn theo trình tự nhất định, các món ăn thường được sắp xếp và phục vụ cho thực khách theo thứ tự. Đầu tiên sẽ là món khai vị là sashimi cá ngừ, tôm, cá hồi,… được trình bày và trang trên khay gỗ. Tiếp theo sẽ là một món súp miso rồi đến các món ăn chiên hoặc nướng. Sau đó là sushi ăn kèm với rau dưa, cuối cùng là một bát cơm gohan.

10. Chúng tôi sẽ cập nhật thêm

II. Tổng kết

Với 10 đặc trưng về văn hóa ẩm thực Nhật Bản mà mình chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về  những đặc trưng văn hóa ẩm thực cũng như hiểu rõ hơn về con người Nhật Bản. Chúc các bạn có chuyên đi tour Nhật Bản đầy thú vị bên bạn bè và người thân. Hẹn gặp lại các bạn.

5/5 - (1 bình chọn)